Đám cưới với mỗi nền văn hóa luôn là ngày trọng đại. Ở Việt Nam, đám cưới mang đậm màu sắc văn hóa Á Đông, vừa có sự gần gũi ấm cúng của gia đình, vừa cầu kỳ tinh tế trong từng công đoạn chuẩn bị.
Ngày nay giới trẻ thường tổ chức tiệc cưới sang trọng mang phong cách phương Tây. Nhưng những nghi thức cưới truyền thống quan trọng của lễ cưới vẫn không thay đổi, với phong tục cưới hỏi miền Bắc cũng vậy. Điểm khác biệt duy nhất là nhiều thủ tục lễ nghi phức tạp trong đám cưới xưa được lược bỏ đôi phần cho phù hợp với hoàn cảnh hiện tại
Các phong tục cưới hỏi của người miền Bắc truyền thống

Như chúng ta vẫn thường được biết đến, phong tục miền Bắc nói chung vốn bao gồm rất nhiều thủ tục, lễ nghi và thậm chí là có đôi phần khác biệt so với các vùng miền khác. Nên vì vậy khi nhắc đến phong tục cưới hỏi của người miền Bắc theo truyền thống sẽ bao gồm những gì sẽ khiến nhiều cặp đôi băn khoăn, lo lắng. Theo đó, dù cuộc sống hiện đại ngày nay đã lược bỏ đi một số điều nhưng đối với một lễ cưới của người miền Bắc sẽ không thể thiếu 4 nghi lễ chính như sau:
Lễ dạm ngõ
Trong phong tục cưới hỏi miền Bắc thì lễ dạm ngõ hay còn gọi là lễ chạm ngõ (tùy theo địa phương) sẽ là nghi lễ diễn ra đầu tiên. Đây là nghi lễ đặc biệt quan trọng và không thể bỏ qua trong đám cưới truyền thống của người miền Bắc. Mục đích của lễ dạm ngõ này là để người lớn hai bên gia đình chính thức gặp mặt. Nhà trai sang nhà gái thưa chuyện và xin phép gia đình nhà gái, để chú rể có thể chính thức qua lại với cô dâu. Tuy là nói để gặp mặt và thưa chuyện, nhưng đây vẫn là một nghi lễ quan trọng nên trước đó nhà trai vẫn sẽ chọn ngày tốt, giờ tốt để tiến hành.
Thành phần tham dự trong ngày lễ dạm ngõ cũng chỉ trong nội bộ gia đình 2 họ của cô dâu, chú rể như: Ông bà, bố mẹ và anh chị em ruột của cô dâu chú rể. Những lễ vật cần phải chuẩn bị trong lễ dạm ngõ cũng rất đơn giản, tùy theo điều kiện kinh tế của mỗi gia đình có thể điều chỉnh nhưng không thể thiếu những lễ vật sau đây: trầu cau, chè, thuốc và bánh kẹo và tất cả phải là số lượng chẵn.
Lễ ăn hỏi
Sau khi đại diện gia đình hai bên giới thiệu thành phần tham dự thì thứ tự phát biểu trong lễ ăn hỏi sẽ theo vai vế trong dòng họ của mỗi gia đình. Vai vế càng cao, độ tuổi càng lớn sẽ là những người phát biểu đầu tiên và tiếp nối là những người sau. Ngoài ra, trong lễ ăn hỏi nhà trai cần chuẩn bị trước 3 phong bì đựng tiền. Một phong bì dành cho nhà nội cô dâu, một phong bì cho nhà ngoại cô dâu và phong bì còn lại để thắp hương trên bàn thờ tổ tiên nhà cô dâu. Số lượng tiền trong mỗi phong bì sẽ tùy thuộc vào gia đình hoặc là theo yêu cầu của nhà gái.
Đồ lễ ăn hỏi nhà trai mang sang sẽ được nhà gái dâng một chút lên bàn thời gia tiên tiền tổ, đồng thời sẽ chia cho nhà trai 1 phần và nhà gái giữ lại 2 phần. Phần lễ giữ lại này thường được nhà gái dùng để mời cưới hoặc để dành cho các cụ, ông bà lớn tuổi có vai vế cao trong dòng tộc nội, ngoại hai bên. Cũng như lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi sẽ được tiến hành vào ngày tốt, tháng tốt. Ngoài ra, có một nội dung phát biểu trong lễ ăn hỏi rất quan trọng đó là nhà trai sẽ thông báo giờ lành, tháng tốt để tiến hành lễ xin dâu.
Lễ cưới
Phong bì đỏ tiền cưới này không hề có ý nghĩa mua bán hay trao đổi gì ở đây, mà ngược lại thể hiện cho sự tôn trọng đối với công sinh thành dưỡng dục của nhà gái. Sau khi cả 2 bên gia đình giới thiệu thành phần tham dự trong lễ cưới thì nhà trai sẽ trao trầu xin dâu cho nhà gái đồng thời xin phép chú rể lên phòng đón cô dâu. Tiếp đến, cô dâu, chú rể làm lễ gia tiên tại nhà gái, thắp hương lên bàn thờ tổ tiên như một lời xin phép con gái lớn trong nhà đã gả đi và đón một chàng rể mới về nhà. Sau đó cô dâu, chú rể sẽ mời trà người lớn và ra mắt họ hàng. Sau cùng là xin phép được đưa cô dâu về nhà chồng khi đến giờ đẹp.
Một điều cân lưu ý là trước khi trải qua đêm tân hôn, giường cưới của vợ chồng đã được chuẩn bị kĩ càng, và TUYỆT ĐỐI tránh những điều kiêng kị khi kê giường ngủ kẻo hạnh phúc khó lâu dài.
Lễ lại mặt
Lễ vật trong lễ lại mặt cũng rất đơn giản và tùy theo tỉnh thành, có nơi sẽ là gạo, đôi gà trống mái. Nhưng cũng có nơi sẽ là phong bì tiền, nhưng chủ yếu vẫn là hình thức đầu tiên nhiều hơn. Vì những vật phẩm này đều có ý nghĩa rất quan trọng trong văn hóa Việt hơn thể còn thể hiện được sự gần gũi khi đã chính thức trở thành người một nhà.
Một số điều cần lưu ý thêm trong phong tục cưới hỏi miền Bắc
Lưu ý về việc tổ chức tiệc cưới
Lưu ý về nghi lễ cưới lấy ngày
Sự khác nhau giữa phong tục cưới hỏi Bắc – Trung – Nam
Đối với phong tục cưới hỏi miền Nam
Dù là lễ cưới truyền thống miền Nam hay lễ cưới hiện đại với lối suy nghĩ, quan niệm phóng khoáng hơn nên các thủ tục lễ cưới bao giờ cũng đơn giản hơn hai miền còn lại rất nhiều. Phong tục cưới hỏi miền Nam thậm chí còn gộp lễ dạm ngõ và lễ ăn hỏi lại là một. Tuy nhiên, có một lê nghĩ bắt buộc phải có và rất được coi trọng tại đây chính la lễ lên đèn. Vì vậy mà trong lễ vật đám cưới miền Nam nhà trai sẽ mang sang nhà gái 2 ngọn đèn đến nhà gái trong ngày đón dâu. Cặp đôi sẽ tự tay thắp trên bàn thời gia tiên nhà gái vào lúc cúng bái gia tiên. Vừa là để xin phép vừa là cầu mong về một hôn nhân viên mãn và dài lâu.
Cưới xin là chuyện cả đời người, mong rằng với chia sẻ về phong tục cưới hỏi của người miền Bắc và một số vấn đề khác đã được đề cập đến sẽ mang đến những thông tin tham khảo đầy hữu ích cho bạn. Những phong tục ấy không đơn thuần chỉ là những bước trình tự cần thực hiện mà còn là một nét đẹp văn hóa mà mỗi thế hệ người Việt cần phải lưu giữ, bảo tồn và phát triển. Chúc bạn sẽ có một sự chuẩn bị tốt nhất cho lễ cưới sắp diễn ra của mình!.